Tiềm năng phát triển
Chiến lược
Phát triển
Tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành CNTT
Chi tiêu CNTT toàn cầu tăng 5,1% vào năm 2023
Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua môi trường bất định hiện tại và tận dụng tối đa mọi cơ hội trong quá trình phục hồi.
Theo dự báo mới nhất của Gartner, nhu cầu chi tiêu cho CNTT toàn cầu năm 2023 dự kiến sẽ tăng 5,1%, đạt 4.600 tỷ USD, cao hơn mức tăng trưởng 3% của 2022 nhờ sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu triển khai các sáng kiến số thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu để đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế.

Trong đó, mặc dù gặp phải những trở ngại lớn từ những hạn chế của chuỗi cung ứng toàn cầu, lạm phát tăng cao, bất ổn chính trị nhưng đầu tư vào chuyển đổi số dự kiến sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua môi trường bất định hiện tại và tận dụng tối đa mọi cơ hội trong quá trình phục hồi.

Theo IDC, chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu được dự báo sẽ đạt 3.400 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 5 năm là 16,3%. Trong đó, gần 30% chi tiêu Chuyển đổi số trên toàn thế giới đến từ các ngành: Sản xuất theo Quy trình và Phân tách. Đặc biệt, robot sản xuất, vận hành tự động, tài sản tự phục hồi là các lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ cao nhất.

Các ngành trọng điểm có nhu cầu chuyển đổi số cao bao gồm: Dịch vụ Chuyên sâu và Bán lẻ; Cơ sở Hạ tầng; Dịch vụ Hành chính. Trong khi đó, Chứng khoán và Đầu tư sẽ có tốc độ tăng trưởng chi tiêu chuyển đổi số nhanh nhất với CAGR 5 năm là 20,6%, theo sát là Ngân hàng và Chăm sóc Sức khỏe với CAGR lần lượt là 19,4% và 19,3%.
Chi tiêu CNTT toàn cầu
4.600 tỷ VNĐ
Chi tiêu cho chuyển đổi số
3.400 tỷ VNĐ
Gia tăng nhu cầu ứng dụng CNTT chống chọi với thách thức
Khảo sát của Gartner cho thấy, 64% đội ngũ điều hành cho biết sẽ tăng khẩu vị rủi ro trong giai đoạn 2023-2024. Trong đó, suy thoái kinh tế, bất ổn kinh tế và áp lực lạm phát nằm trong số 3 mối đe dọa/hạn chế bên ngoài hàng đầu đối với tăng trưởng. HĐQT sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn trong việc mở rộng dòng sản phẩm, thay đổi cách thức làm việc và thâm nhập thị trường mới.

Trong giai đoạn mới, tính linh hoạt và khả năng thích ứng trở thành hai yếu tố doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị. Việc tái cấu trúc hệ thống được dự báo cũng sẽ diễn ra tại nhiều doanh nghiệp, nhằm gia tăng tính bền vững trước mọi bất định và khả năng đáp ứng với thực tế của thị trường.

Đồng thời, các lãnh đạo công nghệ cũng đòi hỏi phải trở nên nhanh nhạy hơn trước các hoạt động đưa ra quyết định trong năm 2023. Việc tăng cường hợp tác giữa Dữ liệu và Phân tích, AI và kỹ thuật phần mềm trở nên vô cùng quan trọng, nhằm xây dựng các hệ thống thích ứng.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ mô hình Quốc gia số
TOP 50 thế giới
Chính phủ điện tử
30% GDP
Kinh tế số
80.000
Doanh nghiệp công nghiệp số
185 tỷ USD
Doanh thu ngành CNTT-TT
25 tỷ USD
Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp công nghệ số
860 triệu giao dịch
Nền tảng thích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia
Một trong những trọng tâm là công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới.
Tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 03 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số sẽ tiếp tục được đẩy nhanh. Trong đó, trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu số; khai mở giá trị mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội…

Định hướng giai đoạn 2024 – 2025, đến năm 2025, xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử của Việt Nam vào Top 50; Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 80%; số lượng giao dịch qua Nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) đạt 860 triệu giao dịch; tỷ lệ cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước đạt 100%.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. Định hướng 2024 – 2025, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số đạt 20% GDP và tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%. Năm 2022, tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam đạt 14,26% GDP.

10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế,
doanh thu trên một tỷ USD.
Theo định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông năm 2023 đạt 165 tỷ USD. Con số này sẽ tăng lên 175 tỷ USD trong năm 2024 và đạt 185 tỷ USD vào năm 2025.

Tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp công nghệ số vào GDP trong 3 năm tới sẽ ở mức từ 6 - 6,5% mỗi năm. Xuất khẩu công nghiệp công nghệ thông tin sẽ đạt 137 tỷ USD trong năm 2023, tăng lên 148 tỷ USD năm 2024 và đạt mức 160 tỷ USD vào năm 2025.

Đến năm 2025, theo chỉ thị này, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công nghiệp công nghệ số gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước sẽ có 80.000 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước đáp ứng trên 50% nhu cầu của các cơ quan nhà nước. Cùng với đó phát triển 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên một tỷ USD.

Đặc biệt Việt Nam sẽ vào nhóm 5 nước trên thế giới về doanh thu dịch vụ phần mềm, sản xuất và phát hành game di động. Cả nước sẽ có tối thiểu 8 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt trên một tỷ USD. Thu hút đầu tư từ nước ngoài vào công nghiệp công nghệ số đạt 25 tỷ USD.