Khối công nghệ
Phân tích
Hoạt động kinh doanh
Khối Công nghệ

Khối Công nghệ đạt doanh thu 25.763 tỷ đồng, chiếm 58,5% tổng doanh thu, tăng trưởng 23,4% so với cùng kỳ và LNTT 3.366 tỷ đồng,
chiếm 43,9% tổng LNTT, tăng 22,4% so với cùng kỳ.

Tỷ trọng doanh thu khối Công nghệ
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Tỷ trọng LNTT khối Công nghệ
(Đơn vị: tỷ VNĐ)

2022, trong bối cảnh bất ổn và khó khăn của kinh tế thế giới, Công ty ghi dấu ấn tăng trưởng theo cả chiều sâu và chiều rộng. Doanh số ký mới từ thị trường nước ngoài cán mốc 01 tỷ USD, có khách hàng đem lại doanh thu xấp xỉ 100 triệu USD/năm. Đồng thời, công ty tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển con người bằng các chương trình đào tạo, chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc đẳng cấp.

2023, Công ty đặt mục tiêu 01 tỷ USD doanh thu và tiếp tục mở rộng thị trường để trở thành công ty toàn cầu ở tất cả các khía cạnh từ nguồn lực, mô hình sản xuất đến hỗ trợ vận hành các hệ thống toàn cầu và tuân thủ luật pháp quốc tế

Ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc FPT Software
Doanh thu năm 2022
18.915 tỷ VNĐ
30,1%
LNTT trước thuế năm 2022
2.977 tỷ VNĐ
22,9%
Doanh thu Chuyển đổi số
7.349 tỷ VNĐ
33,0%
Doanh số ký
01 tỷ VNĐ
Khách hàng doanh số trên 1 triệu USD
162 khách hàng
Năng suất lao động
14,9%

Mức tăng trưởng lợi nhuận của Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài chủ yếu bị ảnh hưởng bởi việc tỷ giá tại thị trường Nhật Bản và sự sụt giảm nhu cầu của thị trường châu Âu trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, doanh thu tại các thị trường tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao, trong đó doanh thu từ thị trường như Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt mức tăng trưởng lần lượt 50% và 35,7%. Thị trường châu Âu dù chịu tác động của các cuộc xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng bền vững 19,4%. Thị trường Nhật Bản sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã cho thấy đà phục hồi ấn tượng, tăng trưởng doanh thu tính theo Yên Nhật đạt 30,3%, cho thấy nhu cầu chuyển đổi số ngày một tăng cao tại thị trường này.

Đầu tư cải thiện năng lực
chuyển đổi số và phát triển các giải pháp, nền tảng mới

Doanh thu Chuyển đổi số tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn doanh thu toàn Tập đoàn, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, đạt 7.349 tỷ đồng, tăng tỷ trọng đóng góp trong doanh thu Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài lên 39%. Các dịch vụ, giải pháp liên quan đến công nghệ Điện toán Đám mây đem về doanh thu trên 160 triệu USD, tương đương tăng trưởng 38% so với cùng kỳ.

1.811
2.453
3.219
5.522
7.349
2018
2019
2020
2021
2022
Biểu đồ doanh thu chuyển đổi số giai đoạn 2018 – 2022
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
Từ những nền tảng cốt lõi như AI, Big Data, Cloud, FPT đã phát triển các nền tảng, giải pháp mới nhằm không chỉ phục vụ cho việc phát triển nội tại của FPT mà còn đáp ứng được nhu cầu bức thiết, phụng sự cho sự phát triển bền vững, đột phá của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên toàn cầu.

Đi cùng xu hướng siêu tự động hóa (Hyper Automation), một trong các sản phẩm chiến lược của FPT là akaBot tiếp tục cho ra mắt các tính năng và giải pháp mới để hoàn thiện hệ sinh thái: Giải pháp xử lý dữ liệu thông minh (Intelligent Document Processing) với sự kết hợp giữa các công nghệ mới như RPA, AI, OCR; Giải pháp Khai phá Quy trình; Khai phá Tác vụ... Nhờ đó, akaBot đã được triển khai thành công giải pháp tự động hóa cho hơn 3.000 khách hàng tại hơn 20 quốc gia, ghi nhận mức doanh thu trên một triệu USD từ các công ty tài chính, ngân hàng và được vinh danh trong các báo cáo và giải thưởng uy tín toàn cầu (Stevie Awards, Globee Awards...)
Thắng thầu hàng loạt dự án quy mô lớn

Nhờ cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ cũng như tập trung triển khai dự án cho các khách hàng lớn, trong năm 2022, số khách hàng đem về doanh thu trên một triệu USD đạt 162 khách hàng, tăng trưởng 26,6% so với cùng kỳ.

Không chỉ tập trung tìm kiếm các khách hàng “cá voi” mới, đối với các khách hàng sẵn có, FPT tiếp tục đồng hành, tập trung cung cấp các dịch vụ, giải pháp ở quy mô lớn, đem lại giá trị cao hơn cho khách hàng, giúp FPT nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị. Nhờ đó, số dự án với quy mô trên 05 triệu USD đạt mức kỷ lục là 31 dự án, tăng trưởng 63,2% so với năm trước, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu dự án sang phân khúc cao hơn, khẳng định vị thế cũng như năng lực cung ứng của FPT so với các “ông lớn” công nghệ trên toàn cầu.

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 20 triệu USD
2021
2
2021
2
Số khách hàng có doanh số lớn hơn 10 triệu USD
2021
6
2022
11
Số khách hàng có doanh số lớn hơn 5 triệu USD
2021
19
2022
23
Số khách hàng có doanh số lớn hơn 1 triệu USD
2021
128
2022
159
Tăng cường hiện diện trên
toàn cầu và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Nhằm mở rộng cung ứng dịch vụ công nghệ cao tới các doanh nghiệp, tổ chức lớn và giải quyết nhu cầu nhân lực công nghệ cao, FPT tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên toàn cầu bằng việc mở các văn phòng mới tại Đan Mạch, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản... Ngoài ra, FPT còn đầu tư vào các đối tác cung cấp dịch vụ tại các nước lân cận khu vực Mỹ – Latin, Tây Âu... để bổ sung nguồn lực sản xuất, đảm bảo việc cung ứng dịch vụ được diễn ra liên tục.

Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ CNTT tăng cao, đi cùng yêu cầu ngày càng phức tạp về chất lượng dự án, FPT tiếp tục đẩy mạnh việc tuyển dụng các kỹ sư, chuyên gia với kiến thức sâu rộng về công nghệ và có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau.

Tính đến cuối năm 2022, số lượng nhân sự bình quân phục vụ cho thị trường CNTT nước ngoài đạt con số trên 22.000 người, trong đó số lượng nhân viên thường trú tại Nhật Bản 2.000 người, cho thấy lợi thế của FPT trong việc thu hút nhân tài, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhân sự tại Nhật Bản cạnh tranh khốc liệt. Nhờ các chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa doanh nghiệp kết nối, tỷ lệ nghỉ việc của lĩnh vực CNTT được giữ ở mức 17,1%, giảm 160bps (điểm cơ bản) so với năm 2021 và thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Doanh thu/người tiếp tục được cải thiện lên mức 14,9% nhờ các nỗ lực cải thiện năng suất nội bộ cũng như chiến lược tập trung vào các khách hàng quy mô lớn.

Năm 2022, lần đầu tiên, Công ty vượt mốc doanh thu ký 7.000 tỷ đồng và ra mắt nhiều sản phẩm chủ lực mới, nhiều dự án lớn được ký kết, khẳng định năng lực giải quyết các bài toán lớn.

2023, Công ty bắt đầu giai đoạn chiến lược mới với thông điệp “Cùng thịnh vượng với người dân và quốc gia”. Công ty sẽ không ngừng sáng tạo và đưa vào ứng dụng các sản phẩm, giải pháp hiệu quả, đặc biệt là các nền tảng mới hướng đến phục vụ rộng khắp từng doanh nghiệp, từng người dân, kiến tạo các kết nối kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, gia tăng trải nghiệm và chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc FPT IS
Doanh thu năm 2022
6.847 tỷ VNĐ
8,1%
Lợi nhuận trước thuế 2022
389 tỷ VNĐ
19,2%
Doanh thu ký mới
7.903 tỷ VNĐ
9,4%

Xu hướng cắt giảm chi tiêu của khối doanh nghiệp và ngân hàng nhằm ứng phó với các dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu hậu đại dịch, cũng như rủi ro về tỷ giá, nợ xấu và rủi ro trái phiếu, cùng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công khiến cho quá trình triển khai các dự án CNTT ở khối nhà nước kéo dài đã ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực Dịch vụ CNTT trong nước của FPT.

Tuy nhiên, FPT đánh giá dư địa tăng trưởng thị trường trong nước vẫn rất lớn, đặc biệt khi quan điểm về vai trò của CNTT đang dần thay đổi. CNTT đang dần thoát khỏi vai trò hỗ trợ và trở thành lợi thế cạnh tranh, động lực tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Theo báo cáo SEA E-Conomy 2022 của Google, Temasek & Bain&Co, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 31%. Uớc tính đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP của đất nước. Đây là cơ hội để phát triển các nền tảng thúc đẩy kinh tế số. Với mạng lưới kinh doanh rộng, hoạt động trong các lĩnh vực đa dạng, khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức đầu ngành ở cả khối nhà nước và tư nhân, FPT đang tập trung đầu tư, phát triển các giải pháp nền tảng để kết nối các hệ sinh thái, các chuỗi cung ứng giúp các giao dịch trở nên nhanh chóng, hiệu quả và tin cậy. Một số nền tảng đã đưa vào vận hành như nền tảng chữ ký số và hợp đồng điện tử (FPT.eSign và FPT.eContract), giải pháp chống giả mạo xác thức số FPT.IDCheck, hệ sinh thái eTradevn gồm các nền tảng về thư tín dụng nội địa hay nền tảng quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance).

Song hành cùng doanh nghiệp
đưa công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh

Với vị thế là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số và CNTT hàng đầu tại thị trường Việt Nam, FPT đặt sứ mệnh “song hành” chặt chẽ cùng doanh nghiệp khai thác sức mạnh công nghệ, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và tạo ra giá trị tăng trưởng vượt trội, thúc đẩy nền kinh tế số nhanh hơn nữa.

Thực tiễn trong thời gian qua, nhiều khách hàng lớn của FPT đã đạt kết quả kinh doanh đột phá dựa trên lợi thế về nền tảng công nghệ. Đơn cử như Boston Pharma đã tăng 3 - 4 lần doanh thu, tối ưu 4 lần hiệu suất; giảm 1/3 chi phí nguồn lực chăm sóc khách hàng sau khi triển khai ERP, ứng dụng bán hàng trên di động và hệ sinh thái Base.vn. Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông – doanh nghiệp 60 năm tuổi đã tạo nên “hiện tượng” khi liên tục tạo nên những kỳ tích với mặt bằng tăng trưởng mới lên tới 15 - 20% trong giai đoạn từ 2019 tới nay dựa trên chiến lược “đưa chuyển đổi số vào trong cốt lõi”. Trong ngành bất động sản, FPT cùng An Gia đưa vào vận hành bộ giải pháp đặc thù cho ngành bất động sản cho 40 công ty thành viên của công ty trong khoảng thời gian chỉ hơn 6 tháng, giúp An Gia tăng gấp 3 lần khả năng xử lý hợp đồng, thông tin khách hàng, số hoá nghiệp vụ - đáp ứng tới 95% yêu cầu của đơn vị. 

Theo báo cáo mới nhất của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mặc dù doanh nghiệp trong hầu hết các ngành đã sẵn sàng cho sự chuyển dịch lên môi trường số nhưng trong quá trình triển khai mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,2%) các doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh. Đây sẽ là dư địa lớn cho các doanh nghiệp công nghệ.

Đẩy mạnh tiếp cận
khối khách hàng Chính phủ, địa phương

Chuyển đổi số bắt đầu đi sâu và trở thành kế hoạch thực thi của nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, với tín hiệu đầy tích cực về tư duy lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Dựa trên đặc thù kinh tế – xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh và thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số, FPT kiến tạo các nền tảng, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, với năng lực công nghệ toàn diện trong đa lĩnh vực, FPT có lợi thế vượt trội trong việc hợp tác sâu rộng từ chính quyền số, thành phố thông minh, phát triển giáo dục – phát triển nguồn lực CNTT đến chuyển đổi số doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực cho từng địa phương.

Với lợi thế vượt trội và cơ hội từ các dự án đầu tư công, FPT đã chủ động tiếp cận các Bộ ngành và địa phương để tư vấn lộ trình chuyển đổi số, kiến tạo hợp tác với hơn 30 tỉnh thành, ký kết hợp tác chuyển đổi số với 25 tỉnh, thành phố trên ba phương diện từ chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, như Nam Định, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, An Giang, Đồng Tháp...

Điển hình, với Đồng Tháp, Tập đoàn phối hợp UBND tỉnh triển khai Chính quyền điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời xây dựng cho tỉnh mô hình bệnh viện thông minh, hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và một số ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế.

Tại Thừa Thiên - Huế, FPT triển khai dự án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng Hue-S. Trong giai đoạn một vào tháng 11/2022, đã có 9.050 Công chức, viên chức mở ví điện tử trên Hue-S; 8.700 người dân mở ví điện tử trên Hue-S; 60 điểm bán thuộc FPT trở thành điểm chấp nhận thanh toán; 190 điểm chấp nhận thanh toán ở khu vực chợ Đông Ba, taxi Thành Công, Sun Taxi... Đến tháng 1/2023, số người mở ví điện tử trên Hue-S đạt 25.000 người. Ứng dụng Chợ số trên Hue-S giúp phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy cho nông nghiệp – nông sản tại địa phương.

Công ty Chứng khoán VnDirect dự báo giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ là điểm sáng trong năm 2023 với mức tăng 20 - 25% năm 2023, so với giải ngân thực tế năm 2022, tạo động lực tăng trưởng bền vững cho lĩnh vực Dịch vụ CNTT trong nước.

Mảng kinh doanh nền tảng AI
và Cloud tăng trưởng ba con số

Mảng kinh doanh nền tảng trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây của FPT duy trì tốc độ tăng trưởng thần tốc ba con số trong năm 2022, đem về 30 triệu USD doanh thu ký và 249 tỷ đồng doanh thu thực nhận. Thành quả có được nhờ những nỗ lực liên tục hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm để chinh phục nhiều khách hàng lớn quốc tế và trong nước thuộc top VNR100 trong nhiều lĩnh vực Tài chính ngân hàng, Bảo hiểm, Bán lẻ, Sản xuất.

Trong khi nền tảng trí tuệ nhân tạo hàng đầu khu vực FPT.AI được đóng gói sản phẩm theo giải pháp, giải quyết trọn vẹn bài toán nghiệp vụ của khách hàng với các giải pháp Tổng đài thông minh, AI VoiceBanking… Hệ sinh thái đám mây liên tục ra mắt 26 các dịch vụ mới từ tầng dịch vụ Hạ tầng (IaaS) tới dịch vụ Nền tảng (PaaS), hoàn thiện hệ sinh thái hơn 80 dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với thị trường Việt Nam. Nền tảng xử lý dữ liệu thông minh tiếp tục khai phá thị trường với sản phẩm FPT Data Fusion cùng Báo cáo tài chính hợp nhất FPT CFS.